Công ty cổ phần đầu tư ITC Hà Nội


Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995 về phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - yêu cầu thiết kế

 TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 2622 : 1995

PHÒNG CHÁY, CHỐNG CHÁY CHO NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH - YÊU CẦU THIẾT KẾ

Fire prevention and protection for buildings and structures - Design requirements

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này là bắt buộc áp dụng. Cho phép áp dụng thêm các tiêu chuẩn khác khi có đảm bảo trình độ kĩ thuật và an toàn cao hơn quy định của tiêu chuẩn này.

Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản về phòng cháy và chống cháy ( viết tắt là PCCC) khi thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà và công trình cũng như khi thẩm định thiết kế và xét quyết định đưa nhà, công trình vào sử dụng.

Khi thiết kế nhà và công trình ngoài việc tuân theo các quy định của tiêu chuẩn này, còn phải tuân theo các quy định có liên quan ở các tiêu chuẩn hiện hành khác.

Các công trình đặc thù chuyên ngành có yêu cầu PCCC đặc biệt có những quy định PCCC riêng, ví dụ: kho chứa các chất dễ cháy, dễ nổ, kho chứa các hóa chất độc hại. Các công trình trên chỉ áp dụng một số quy định thích hợp của tiêu chuẩn này.

Các công trình tạm thời, có thời gian sử dụng không quá 5 năm chỉ áp dụng phần lối thoát nạn và tham khảo các phần khác của tiêu chuẩn này.

2. Quy định chung

2.1. Thiết kế ngôi nhà, công trình, cụm công trình, kể c công trình do nước ngoài thiết kế, đầu tư, phi áp dụng các yêu cầu PCCC và phi được thỏa thuận về nội dung này với cơ quan PCCC.

2.2. Ngôi nhà và công trình được chia thành 5 bậc chịu lửa I, II, III, IV, V. Bậc chịu lửa của ngôi nhà và công trình được xác định theo giới hạn chịu lửa của các cấu kiện xây dựng chủ yếu của nó. Xem bảng 2.

2.3. Các công trình sản xuất công nghiệp được chia thành sáu hạng sản xuất theo mức độ nguy hiểm về cháy và nổ của công nghệ sản xuất và tính chất của các chất nguyên liệu đặt trong nó theo bảng l.

Bảng 1

Hạng sản xuất

Đặc tính của các chất, vật liệu có trong quá trình sản xuất

A

Nguy hiểm cháy nổ

Các chất khí cháy có giới hạn nồng độ cháy nổ dưới nhỏ hơn hoặc bằng 10% thể tích không khí và các chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy nhỏ hơn 280C, nếu các chất lỏng và các chất khí đó có thể hợp thành hỗn hợp dễ nổ có thể tích quá 5% thể tích không khí trong phòng; các chất có thể nổ và cháy khi tác dụng với nhau, với nước hay ôxy trong không khí.

B

Nguy hiểm cháy nổ

Các chất khí có giới hạn nồng độ nổ dưới trên 10% thể tích không khí, các chất lỏng có nhiệt độ bùng cháy từ 280C đến 610C, các chất lỏng được làm nóng trong điều kiện sản xuất đến nhiệt độ bằng và cao hơn nhiệt độ bùng cháy, các bụi hoặc xơ cháy có giới hạn nổ dưới, bằng hoặc nhỏ hơn 65g/m3, nếu các chất lỏng, khí và bụi hoặc xơ nói trên có thể tạo thành hỗn hợp dễ nổ có thể tích quá 5% thể tích không khí trong phòng.

C

Nguy hiểm cháy

Các chất lỏng với nhiệt độ bùng cháy cao hơn 610C; bụi hay xơ cháy được với giới hạn nổ dưới lớn hơn 65g/m3; các chất và vật liệu rắn có thể cháy. Các chất chỉ có thể xảy ra cháy khi tác dụng với nước, không khí hay khi tác dụng với nhau.

D

Không thể hiện đặc tính nguy hiểm của sản xuất

Các chất và vật liệu không cháy trong trạng thái nóng, nóng đỏ hoặc nóng cháy, mà quá trình gia công có kèm theo việc sinh bức xạ nhiệt, phát tia lửa và ngọn lửa; các chất rắn, chất lỏng và khí được đốt cháy hay sử dụng làm nhiên liệu.

E

Không thể hiện đặc tính nguy hiểm của sản xuất

Các chất và vật liệu không cháy ở trạng thái nguội.

F

Nguy hiểm nổ

Các khí dễ cháy không qua pha lỏng, bụi có nguy hiểm nổ với số lượng có thể tạo nên hỗn hợp dễ nổ có thể tích vượt quá 5% thể tích không khí trong phòng mà ở đó theo điều kiện quá trình công nghệ chỉ có thể xẩy ra nổ (không kèm theo cháy). Các chất có thể nổ (không kèm theo cháy) khi tác dụng với nhau hoặc với nước, với ôxy của không khí.

Chú thích:

1) Các công trình sản xuất thuộc hạng sản xuất tương ứng xem phụ lục B

2) Các kho tùy theo tính chất nguy hiểm về cháy nổ của hàng hóa và nguyên liệu chứa trong đó mà xác định hạng sản xuất phù hợp với quy định của bảng 1;

3) Các công nghệ sản xuất có sử dụng nhiên liệu để đốt cháy là các chất lỏng, chất khí và hơi hoặc ngọn lửa trần đều không thuộc hạng sản xuất A, B, C;

2.4. Vật liệu và cấu kiện xây dựng được chia thành ba nhóm theo mức độ cháy:  không cháy, khó cháy và dễ cháy. Xem phụ lục A.

3. Thuật ngữ - định nghĩa

(Theo TCVN 5303- 90. An toàn cháy. Thuật ngữ - định nghĩa)

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Nhân viên tư vấn
Ms.Hòa
Ms.Hòa
Mobile0975 299 039
Email

Hotline Support 24x7

024 - 3 2161 734

Contact Us

info@itchanoi.vn

Thuật ngữ

Định nghĩa

1

2

1. Vật liệu cháy, dễ cháy

A. Combustible substance

Vật liệu dưới tác động của lửa hay nhiệt độ cao bốc cháy, cháy âm ỉ hay bị cácbon hóa và tiếp tục cháy âm ỉ hoặc cácbon hóa sau khi đã cách ly nguồn cháy.

2. Vật liệu khó cháy

A. Uninflammable Substance

Vật liệu dưới tác động của lửa hay nhiệt độ cao thì bốc cháy, cháy âm ỉ, hoặc cacbon hóa và tiếp tục cháy, cháy âm ỉ hoặc cacbon hóa khi có nguồn cháy. Nhưng sau khi cách ly khỏi nguồn cháy thì ngừng cháy hoặc ngừng cháy âm ỉ.

3. Vật liệu không cháy

A. Incombustible Substance

Vật liệu dưới tác động của lửa hay nhiệt độ cao không bốc cháy không âm ỉ và không bị cácbon hóa.

4. Tính chịu lửa

A. Fire resistance

Tính chất của cấu kiện và kết cấu xây dựng giữ được khả năng chịu lửa, cũng như khả năng chống lại sự hình thành các lỗ hổng và sự nung nóng đến nhiệt độ tới hạn và lan truyền ngọn lửa.

5. Giới hạn chịu lửa

A. Fire resistence level

Thời gian (tính bằng giờ hoặc phút) từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo tiêu chuẩn các mẫu cho tới lúc xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện.

6. Bậc chịu lửa

A. Type of fire resisting construction of a building

Đặc trưng chịu lửa theo tiêu chuẩn của nhà và công trình được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính.

7. Nhiệt độ bốc cháy

A. Infflammation temperature

Nhiệt độ thấp nhất của chất cháy, ở nhiệt độ đó khi có nguồn gây cháy tác động chất cháy sẽ bốc cháy có ngọn lửa và tiếp tục cháy sau khi không còn nguồn gây cháy.

8. Giới hạn nồng độ bốc cháy

A. Limited concentration of inflammation

Giới hạn dưới hoặc giới hạn trên của chất cháy (hơi, khí, bụi cháy) trong hỗn hợp của nó với chất ôxy hóa có thể bốc cháy khi có tác động của nguồn gây cháy.

9. Giới hạn nhiệt độ bốc cháy

A. Limited temperatuere of inflammation

Giới hạn dưới hoặc giới hạn trên của chất cháy tương ứng với giới hạn dưới và giới hạn trên của nồng độ bốc cháy.

10. Tốc độ lan truyền của đám cháy

A. Fire spreading speed

Khoảng cách lan truyền của ngọn lửa theo phương ngang hoặc phương đứng trong một đơn vị thời gian.

11. Nguồn gây cháy

A. Firing source Burning

Nguồn năng lượng dẫn đến sự cháy của vật chất.

12. Sự cháy

A. Burning

Phản ứng ôxy hóa, tỏa nhiệt và phát sáng.

13. Ngọn lửa

A. Flame

Hình dạng bên ngoài biểu hiện sự cháy ở thể khí hoặc mây bụi

14. Tia lửa

A. Spark

Phần tử nóng sáng của vật chất bị bắn ra hoặc phóng điện trong khí.

15. Sự nung sáng

A. Incandescence

Trạng thái nung nóng chất rắn, đặc trưng bởi sự tỏa nhiệt và phát sáng

16. Sự cháy âm ỉ

A. Smolder

Cháy không thành ngọn lửa của chất rắn hữu cơ, thường xảy ra khi không đủ oxy và tạo khói.

17. Sự cácbon hóa

A. Carbonization

Sự tạo thành cácbon và tro do kết quả nhiệt phân hoặc cháy không hoàn toàn các chất hữu cơ

18. Sự đốt cháy

A. Combustion

Sự gây cháy có chủ định và kiểm soát được

19. Đám cháy

A. Fire

Sự cháy không kiểm soát được, có thể gây thiệt hại về người, tài sản.

20. Nguyên nhân gây ra đám cháy

A. Fire cause

Điều kiện và (hoặc) tình trạng trực tiếp gây ra đám cháy

21. Nguy cơ cháy

A. Threat of fire

Tình trạng đặc trưng bởi khả năng trực tiếp phát sinh cháy.

22. Nguy hiểm cháy

A. Fire hazard

Khả năng phát sinh và phát triển đám cháy có sẵn trong vật chất, trong tình trạng môi  trường hoặc trong quá trình nào đó.

23. An toàn cháy

A. Fire safety

Tình trạng hoặc tính chất của các sản phẩm, các phương pháp, phương tiện sản xuất và các khu vực đảm bảo loại trừ được khả năng phát sinh cháy và hạn chế được hậu quả khi cháy xảy ra nhờ các biện pháp tổ chức, các giải pháp kĩ thuật và công nghệ.

24. Sự thoát nạn

A. Evacuation

Sự sơ tán người từ vùng nguy hiểm cháy theo các lối thoát ra vùng an toàn.

25. Kế hoạch thoát nạn

A. Evacuation plan

Văn bản chỉ dẫn lối, cửa thoát nạn và